Tìm hiểu về giấy phép xây dựng

1.1. Giấy phép xây dựng là gì?

Khái niệm về giấy phép xây dựng được định nghĩa như sau: Giấy phép xây dựng là một loại văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho các chủ đầu tư được phép thực hiện thi công công trình, nhà cửa,…Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng là bắt buộc. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây sẽ được miễn phép xin giấy phép xây dựng gồm có:

  • Các công trình thuộc quyền nắm giữ của nhà nước hoặc được thi công theo lệnh khẩn cấp.
  • Những công trình xây dựng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
  • Công trình nhà ở riêng lẻ thuộc vùng sâu, vùng xa hẻo lánh chưa được quy hoạch.
  • Các công trình xuống cấp nhẹ, chỉ cần sửa chữa bên ngoài, không làm thay đổi toàn bộ kiến trúc, kết cấu công trình.

1.2. Quy trình xin giấy phép xây dựng diễn ra như thế nào?

Trước khi gửi hồ sơ xin giấy phép xây dựng, cần lưu ý trong bộ hồ sơ yêu cầu phải có 4 loại giấy tờ như sau:

bản vẽ xin giấy phép xây dựng.
Quy trình xin giấy phép xây dựng
  1. Đơn đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng.
  2. Bản sao công chứng các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
  3. Bản vẽ thiết kế xây dựng.
  4. Giấy tờ cam kết trong trường hợp nếu công trình xây dựng liền kề với các công trình khác để đảm bảo hai bên đều chấp thuận

Tiếp đến là trình tự các thủ tục nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Gồm các bước sau:

  1. Nộp hồ sơ tại Uỷ Ban Nhân Dân cấp huyện, nơi chủ đầu tư lựa chọn để xây dựng công trình.
  2. Sau khi nộp, bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ đã đủ chưa. Nếu thiếu thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ. Còn nếu đã đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ trao cho người sử dụng đất giấy biên nhận.
  3. Đến thời gian hẹn ghi trong biên nhận, chủ đầu tư đến để nhận giấy phép xây dựng kèm theo bản vẽ có đóng dấu.

 

Mẫu đơn xin cấp giấp phép xây dựng
Mẫu đơn xin cấp giấp phép xây dựng

Xem thêm: báo giá thép xây dựng

1m2 Sàn Cần Bao Nhiêu kg Thép – Cách Tính Thép Xây Nhà

Báo Giá Gạch Xây Dựng Hôm Nay

2. Bản vẽ xin giấy phép xây dựng gồm những thông tin gì?

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng phải thể hiện đầy đủ và toàn bộ các mặt trong thiết kế ngôi nhà mà bạn muốn xây dựng. Bao gồm các mặt như sau:

  • Về phối cảnh: cần có hình ảnh 3D dùng để giúp cho chủ nhà dễ dàng hình dung ngôi nhà của mình từ các góc nhìn khác nhau.
  • Mặt bằng: gồm có mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ. Mặt bằng tổng thể cho thấy phần diện tích xây dựng so với phần diện tích đất. Còn mặt bằng sơ bộ là những biểu diễn về tầng trệt nhà, lầu, gác, mái nhà.
  • Mặt cắt: Mặt này thể hiện những chi tiết rõ nét, dễ hiểu. Chẳng hạn như mặt cắt AA thể hiện phần móng nhà và phần hầm tự hoại.
  • Mặt đứng: đây là mặt biểu diễn mặt tiền của ngôi nhà. Cụ thể là về hình dáng, kích thước chiều cao, chiều rộng của ngôi nhà.
  • Bản đồ họa độ vị trí: biểu diễn vị trí toạ độ của khu đất sử dụng để xây dựng. Lưu ý phần này phải khớp với thông tin ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
  • Khung tên bản vẽ xin giấy phép xây dựng: trong phần khung tên của bản vẽ này phải bao gồm đầy đủ 3 thông tin quan trọng sau:
  • Tên công ty mà chủ nhà xin phép, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế.
  • Chữ ký của kiến trúc sư có ghi rõ họ tên.
  • Gia chủ ký và ghi rõ họ tên đúng với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu trong giấy chứng nhận có cả hai chữ ký của vợ chồng thì trong khung tên này cũng tương tự.

2.Bản thiết kế nhà ở

Tuy nhiên, không ít người đã có sự nhầm lẫn giữa bản vẽ xin giấy phép xây nhà và bản thiết kế nhà ở. Chúng tôi xin cung cấp lại thế nào là bản thiết kế nhà ở để các bạn dễ dàng phân biệt hai loại bản vẽ này.

Bản vẽ thiết kế nhà là hồ sơ hoàn chỉnh nhất về toàn bộ ngôi nhà mà kiến trúc sư thiết kế. Bản vẽ diễn giải giải về hình dáng, kích thước, kết cấu chi tiết của một ngôi nhà. Từ đó mà người thi công dựa vào để tiến hành thi hành công trình xây dựng. Một bộ hồ sơ thiết kế nhà sẽ gồm các phần như sau:

  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế chi tiết
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế kết cấu
  • Hồ sơ thiết kế về  phần điện và phần cấp thoát nước
  • Hồ sơ thiết kế nội thất.

Do vậy, khi muốn lập bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà, bạn cần lưu ý xem xét kỹ lưỡng để tránh phải việc làm lại khi nộp hồ sơ.

4.Giá xin cấp giấy phép xây dựng bao nhiêu?

Trên thực tế cho thấy không ít người gặp những khó khăn trong việc xin giấy phép xây dựng. Được biết, bên cạnh những trục trặc về các loại giấy tờ, thủ tục thì vấn đề liên quan đến giá xin giấy phép xây dựng khá là khó khăn. Bởi đa phần khi không nắm rõ các quy định hoặc đất đai của chủ nhà gặp phải những vấn đề về mục đích sử dụng. Do vậy khiến cho chi phí để thực hiện thủ tục cũng bị đội lên rất nhiều. Vì thế, nhằm mục đích khắc phục những vướng mắc đó, phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến gia chủ các khoản chi phí phát sinh khi tiến hành thủ tục xin giấy phép xây dựng.

Theo các quy định của Nhà Nước thì việc xin giấy phép xây dựng nhà ở  phải chi trả một số loại phí như sau:

  • Lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình nhà ở riêng lẻ: 50.000 Đ/ giấy phép. Đối với những công trình còn lại ( không nằm trong danh sách được miễn phép) thì 100.000 Đ/ giấy phép.
  • Lệ phí thu gia hạn của giấy phép xây dựng là 10.000 Đ.

Lưu ý:

Chi phí để xây nhà ở tính bằng: tỷ lệ phần trăm/ kinh phí xây nhà ( không tính chi phí các thiết bị). 

  • Tuy nhiên, một số tỉnh thành có mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng riêng như sau: 

Bảng mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng riêng các tỉnh sau

  Cấp mới đối với nhà ở riêng lẻ Cấp mới đối với các công trình khác Gia hạn giấy phép xây dựng
Hà Nội 75.000 Đ 150.000 Đ 15.000 Đ
Hải Phòng 50.000 Đ 100.000 Đ 10.000 Đ
Nghệ An 50.000 Đ 150.000 Đ 10.000 Đ
TP. Hồ Chí Minh 50.000 Đ    
Đà Nẵng 50.000 Đ    

Bảng báo giá thiết kế cơ bản

STT Loại công trình Thiết kế kiến trúc Thiết kế nội thất
1 Chung cư   150.000 Đ
2 Nhà phố 150.000-180.000 Đ 200.000 Đ
3 Biệt thự 250.000 Đ 200.000-350.000 Đ
4 Văn phòng   150.000 Đ
5 Nhà hàng, khách sạn 200.000 Đ 300.000 Đ
6 Showroom 180.000-200.000 Đ 200.000 Đ
7 Shop   200.000 Đ
8 Siêu thị   150.000 Đ

5. Những mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà mới nhất năm 2020

Dưới đây là một vài mẫu bản vẽ xin phép xây nhà mà công ty chúng tôi đã tổng hợp được. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều mẫu mã tại website: khothepxaydung.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé.

5.1.  Bản vẽ xin phép xây dựng nhà cấp 4

Những mẫu bản vẽ xin phép xây nhà cấp 4 được ưa thích nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo cho thiết kế công trình của mình

Mẫu bản vẽ xin phép xây dựng cấp 4 M1
Mẫu bản vẽ xin phép xây dựng cấp 4 M1

 

Bản vẽ xin phép xây nhà M2
Bản vẽ xin phép xây nhà M2

Về việc xin giấy phép xây nhà cấp 4 phải yêu cầu đầy đủ các điều kiện như sau:

  • Lô đất để xây nhà phải phù hợp với bản quy hoạch chi tiết đã được duyệt.
  • Lô đất đó phải có khoảng cách ly sạch sẽ, an toàn, không xảy ra các tình trạng ngập úng, ô nhiễm.
  • Diện tích lô đất phải nhỏ hơn 15m2, chiều rộng mặt tiền hay chiều sâu phải lớn hơn 3m so với chỉ giới xây dựng.

5.2. Mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố

Tham khảo bản vẽ xin phép xây nhà phố, biệt thự dưới đây:

 

Bản vẽ xây nhà phố

 

Tham khảo bản vẽ mặt bằng tầng trệt
Tham khảo bản vẽ mặt bằng tầng trệt

 

Mặt bằng văn phòng cho thuê 6 tầng

Đây là bản vẽ xin phép xây dựng công trình nhà ở kết hợp văn phòng 6 tầng mặt tiền là 8m. Nhìn tổng thể mặt bằng tầng lửng gồm có: một văn phòng, khu vực nhà vệ sinh, thang máy, cầu thang bộ. Mặt bằng các tầng 2, 3 và 4 cũng tương tự như tầng lửng. Tầng 5 có thêm các phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, thang bộ. Tầng 6 có 3 phòng ngủ, 3 toilet và cả thang bộ+ thang máy.

Trên đây là những thông tin chi tiết mà bạn cần biết về bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà. Hi vọng với những chia sẻ bổ ích này sẽ giúp bạn bắt đầu và hoàn thành bước đầu tiên trong việc xây dựng ngôi nhà ước mơ của chính mình.

Mọi thắc mắc hay muốn tham khảo thêm những mẫu bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà mới nhất, bạn có thể truy cập website: khothepxaydung.com hoặc liên trực trực tiếp qua tổng đài: 0852.852.386. Chúng tôi- đội ngũ nhân viên của Tổng công ty Kho Thép Xây Dựng uy tín miền Nam luôn sẵn sàng  hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí đến quý khách hàng.

  1 bình luận   Viết Bình Luận

  1. Một người bình luận WordPress | 2 năm trước  

    Xin chào, đây là một bình luận
    Để bắt đầu với quản trị bình luận, chỉnh sửa hoặc xóa bình luận, vui lòng truy cập vào khu vực Bình luận trong trang quản trị.
    Avatar của người bình luận sử dụng Gravatar.

Gửi Bình Luận